Bài toán bảo mật cho nền tảng OTT

Blog typography and design style

Bài toán bảo mật cho nền tảng OTT

Sự xuất hiện của hàng loạt dịch vụ OTT và stream video theo yêu cầu đã mang đến cho khán giả quyền tự do lựa chọn nội dung, thời gian, địa điểm theo dõi. Khi nhiều người buộc phải ở nhà trong bối cảnh đại dịch, việc streaming phim ảnh và chương trình truyền hình càng trở nên phổ biến. Theo số liệu của Research and Markets, lĩnh vực này tăng trưởng ở tốc độ hơn 20% mỗi năm và dự kiến sẽ đạt giá trị 220 tỷ USD vào năm 2027. Tại Mỹ, lượng đăng ký gói streaming đã tăng 50% từ năm 2019 đến năm 2020. Bình quân một người Mỹ sẽ dành nhiều thời gian cho các kênh trực tuyến hơn so với các kênh truyền thống.

Sự phát triển của OTT kéo theo nhiều rủi ro về bảo mật thông tin, vi phạm bản quyền. Ảnh: Akamai

Tuy tốc độ tăng trưởng chóng mặt của OTT từ những đợt giãn cách đầu tiên tới nay đã giảm dần, nhưng sự thay đổi hành vi của người tiêu dùng vẫn tồn tại. Các nhà cung cấp dịch vụ video OTT đang chịu áp lực phải đáp ứng chất lượng và độ tin cậy sánh ngang với phát sóng truyền hình.

"Sự phát triển mạnh mẽ về nhu cầu giải trí này cũng khiến ngành công nghiệp stream video trở thành một trong những ngành bị tấn công về mặt vi phạm bản quyền nội dung nhiều nhất", ông Shane Keats, Giám đốc Marketing, Truyền thông và Giải trí tại Akamai Technologies cho biết. Trước nguy cơ bị tấn công, việc triển khai các giải pháp bảo mật đầu cuối (end-to-end), bao gồm quản lý bot và bảo vệ ứng dụng web, cần được các đơn vị đặc biệt quan tâm.

Trong trường hợp nội dung bị vi phạm bản quyền, doanh thu của cả nhà sản xuất và phân phối đều sẽ bị ảnh hưởng do người mua sẽ không sẵn sàng chi tiền cho những nội dung không còn độc quyền. Ngoài việc vi phạm bản quyền, kẻ gian cũng có thể đánh cắp thông tin đăng nhập của người dùng và lợi dụng để bẻ khoá vào các thiết bị khác.

"Số liệu thống kê của WARC cho thấy nhu cầu sử dụng Internet và các dịch vụ nội dung số gia tăng tới 4 lần trong vòng hai năm trở lại đây. Trải nghiệm khách hàng tốt phải bắt đầu từ việc khiến họ cảm thấy an toàn trên nền tảng mà họ sử dụng, sau đó là việc thỏa mãn người dùng ở mức độ cao hơn như được trân trọng, được cá thể hóa và trải nghiệm cảm giác hài lòng với những dịch vụ mà họ chọn", ông Đào Việt Hùng – Trưởng đại diện Akamai Technologies Việt Nam chia sẻ.

Theo ông Hùng, doanh nghiệp nên áp dụng mạng phân phối nội dung (CDN) đủ lớn kết hợp với hệ thống đo lường chất lượng và hiệu suất video cùng các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin phù hợp để ngăn chặn vấn đề vi phạm bản quyền địa lý. Hệ thống có tính năng nâng cao sẽ giúp doanh nghiệp tránh nguy cơ bị đánh cắp bản quyền, vừa giúp tránh tình trạng chặn nhầm các lưu lượng truy cập hợp pháp dựa trên dữ liệu từ bên thứ ba.

"Trước đây CDN chỉ giải quyết bài toán tắc nghẽn, thì giờ còn giải quyết được vấn đề bảo mật. Chúng tôi có thể chống được những cuộc tấn công DDoS lên tới 10Tb mỗi giây. Do vậy, Akamai cũng là công ty hàng đầu về bảo mật đám mây. Theo đánh giá của Gartner vào năm 2021, giải pháp WAAP của Akamai được coi là dẫn đầu trong thị trường", ông Hùng chia sẻ.

Akamai Technologies được biết đến như một trong những nhà cung cấp dịch vụ mạng phân phối nội dung (CDN) và các dịch vụ điện toán đám mây hàng đầu. Nền tảng biên (edge platform) thông minh của Akamai có độ phủ sóng cao từ nền tảng của doanh nghiệp cho đến hạ tầng Cloud, đảm bảo cung cấp dịch vụ nhanh chóng, thông minh và bảo mật tuyệt đối cho các khách hàng và doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, Viettel IDC là đối tác hàng đầu của Akamai để mang đến những bộ sản phẩm dành riêng cho doanh nghiệp chuyển đổi số. Hệ sinh thái sản phẩm của Akamai bao gồm các lĩnh vực bảo mật biên (Edge Security), giải pháp gia tăng hiệu suất cho các website, ứng dụng trực tuyến, giải pháp truy cập dữ liệu doanh nghiệp và giải pháp phân phối video. Taart cả các sản phẩm từ đơn vị này đều được hỗ trợ chăm sóc khách hàng tối ưu cùng dịch vụ phân tích và giám sát 24/7/365.

Hoài Phương

 

Leave a comment

Socials

Back to Top